Bão số 12 tàn khốc và chiếc Smartphone pin trâu
Mặc dù tôi đã ở ngay tâm bão số 12 khi nó đổ bộ, song nếu bạn đang hi vọng thấy những bức ảnh điêu tàn như hậu tận thế của Nha Trang, hay các tin tức thảm khốc từ các vùng lân cận, thì bạn sẽ sẽ phải thất vọng đấy. Vì có hai lý do chính. Một là liên quan tới chiếc Smartphone pin trâu nhất quả đất này! Do cái iPhone cùi của tôi về pin thì phải gọi cái smartphone pin trâu nhất quả đất bên trên là cụ, nên đã không thể ghi lại cho bạn trực tiếp những gì tôi đã chứng kiến tận mắt (buồn 30 giây). Song tôi hi vọng qua lời tả của tôi, bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh của cơn thịnh nộ mang tên bão số 12. Thứ hai, FuSuSu không phải là Blog có những tin tức hót, mà là hòm kho báu tổng hợp kinh nghiệm phát triển bản thân. Nhưng cơn bão số 12 này quả thật như một thanh gươm báu, đã khắc 4 vệt không hề nhẹ trong tâm trí tôi, cũng là 4 bài học đáng suy ngẫm trên con đường phát triển bản thân. 12 tiếng trước khi cơn bão số 12 đổ bộ… Tôi đã trải qua khá nhiều cung bậc nhiều cảm xúc nên cũng không biết phải bắt đầu nữa. Có thể tôi nên bắt đầu từ một thứ không liên quan, là cú điện thoại từ thầy dậy Aikido của mình, khoảng 4 giờ chiều thứ 6, 12 tiếng trước khi bão số 12 bắt đầu đổ bộ. “Phương à,” thầy gọi. “Có rảnh không? Qua nhà thi đấu cái…” Tôi thấy lạ vì 6 giờ mới tập mà? Hay là thầy sợ bão cuốn phăng phòng tập nên định dạy cho tôi mấy chiêu tuyệt mật? Tôi hơi ái ngại vì đang dở tay viết một cái Blog. Nhưng khi thầy nói rằng nhà thi đấu cần dọn dẹp để cho những người dân trên núi xuống tránh bão số 12, tôi đã thay đổi quyết định. Công việc của tôi ở nhà thi đấu là… cất thảm tập. Nó nhỏ bé chỉ như một chú kiến suy dinh dưỡng, khi so bì với những chiến sĩ ngoài biển khơi đang trực tiếp đối đầu với bão để đưa ngư dân tới chỗ an toàn, hay những con người đang ngoài kia trực 24/24 để thông báo tin bão số 12… Nhưng dù sao thì tôi cũng thấy vui lắm, vì lâu rồi mới làm việc có ích… mà không liên quan tới Blog hay ngập mặt trên thế giới Online. Hạnh phúc đôi khi là như thế đấy. Có thể ai đó sẽ sống sót qua bão số 12 nhờ chút sức nhỏ mọn của tôi chăng? Tôi nở một nụ cười tươi rói và đội mưa về nhà. 8 tiếng trước khi bão số 12 đổ bộ… Qua trò chuyện với Papa, tôi mới biết vùng này rất hiếm khi có bão. Thứ hoành tráng nhất là cơn bão Linda huyền thoại từ những năm 1997 rồi. Có lẽ thế mà mấy hôm nay mọi thứ vẫn như bình thường, bà con trông không có vẻ gì hối hả cả, nhiều người vẫn ra biển chụp ảnh tự sướng. Bản thân tôi cũng vậy, tôi cũng chẳng hề có sự chuẩn bị nào cho cơn bão này ngoài việc đi mua một ít rau củ quả như mọi khi. Bão mà trời bình thường, cũng đâu đến nỗi nào nhỉ? Thậm chí trong tôi còn có một chút háo hức, “Sao bão lâu đến thế?” Tất nhiên sau đó, tôi đã phải hối tiếc. Đêm ấy nằm lên chiếc giường êm ái của mình với một suy nghĩ an ủi, “Bão nào rồi cũng sẽ qua thôi.” Tôi đã không nhận ra một điều rằng, thứ mà người ta sợ nhất không phải là bão, mà là những hậu quả mà nó để lại sau đó. Tôi giật mình tỉnh giấc, bão số 12 bắt đầu đổ bộ… Lúc đó là 4 giờ sáng. Âm thanh đã gọi tôi dậy là tiếng mái tôn như bị bàn tay khổng lồ nào đó siết chặt, tiếng gió rít qua khe cửa làm tôi cứ ngỡ như mình đang ở trong một bộ phim kinh dị nào đó. Nhưng đó chưa phải là đáng sợ, thứ làm tôi sốc nhất là… mất điện! Bạn nên đọc thêm → 4 cách giữ quyết tâm khi cô đơn Sao tôi lại có thể ngờ nghệch đến thế chứ. Khi bão đến, người ta không cắt điện để đảm bảo an toàn thì cũng có thể cây đổ đứt dây, điện sẽ mất dài dài. Là một tín đồ công nghệ, sai lầm của tôi là đã không sạc pin đầy đủ cho laptop và điện thoại vào hôm qua, coi như xác định! Loay hay tới 6 giờ sáng, nhìn qua cửa sổ tôi có cảm giác mình như đang ở trong phim Hollywood. Cái cây trước nhà liên tục nghiêng 60 độ nhiều lần. Và mặc dù tôi đã cổ vũ cho nó hết sức, nhưng nó gẫy làm đôi. Tiếp đó từng đợt mưa xối xả, nước hắt cả vào nhà. Tôi đoán chắc ngoài kia bà con đi xuồng rồi! Sau cơn bão số 12, tôi đã chứng kiến tận mắt… Sống ở thủ đô hơn 20 năm nên mỗi dịp bão về ở một miền nào đó của tổ quốc, tôi hầu như chỉ xem TV và không thể nào cảm nhận được cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Có lẽ để đáp ứng sự tò mò của tôi, mà thượng đế (hoặc ai đó xếp lịch trên giời), đã cho tôi ở ngay tâm bão. Một cảm giác lạ lẫm khó tả, tôi rất biết ơn những người đã phát minh ra bê tông và xi măng, họ đã giúp tôi bình an vô sự. Nhưng còn rất nhiều số phận ngoài kia, những căn nhà tồi tàn mà tôi đã thấy trên đường, có lẽ khó mà chống chọi nổi cơn thịnh nộ này của thiên nhiên. Khi bão có vẻ đã tan, có một cảm giác kỳ lạ hối thúc tôi ra đường. Một phần là vì chẳng có gì để làm khi laptop hết pin, mà nếu có điện thì cũng không có mạng vì cáp quang đang đứt lơ lửng trước hiên nhà. Song phần lớn tôi muốn xem những gì đã diễn ra, và thật không thể nào tin nổi! Cơn bão số 12 làm tôi có cảm giác mình như trong phim… Tôi không thể tin được đây là những gì xảy ra ở một thành phố lớn chỉ sau có vài tiếng, cảm giác như ở trong một bộ phim hậu tận thế. Tôi ấn tượng khi băng qua một vài tuyến đường mà cây cối hai bên từ nhỏ tới to đều đổ sạp, tạo ra một cảm giác đi vào đó như đi vào rừng thẳm sâu hút. Rồi những cột điện to bự gẫy làm đôi, như thể có con cá mập nào đó bay lên bờ, dùng hàm răng sắc nhọn cắt nó đứt đôi, dây rợ vẫn còn lòng thòng. Chưa hết, có những chiếc miếng tôn khổng lồ hạ cánh khắp đường, đang oằn mình kêu như hấp hối. Chúng đã cất cánh từ rất nhiều nóc nhà tít trên cao. Trong đó tôi nhớ mãi một trường tiểu học. Dưới những mái nhà thủng lỗ chỗ vì bị mất nóc, hàng chữ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” hiện ra lồ lộ thật tương phản, có lẽ các bé sẽ phải chờ lâu để được đi học lại đây :( Rồi tôi ra phía bờ biển thì màu xanh trong đã không còn, thay vào đó là một mảng biển màu nâu đỏ như sông, đâu đó lênh đênh vài cái xác tàu :( Rồi cái công viên nơi tôi từng vác chiếc ghế cơ động của mình ra ngồi hóng gió viết sách ngày nào, giờ cây cối ngổn ngang như rừng nguyên sinh. Lúc đó tôi chỉ ước là mình đã có con smartphone pin trâu nhất quả đất này, thì đã chụp được, quay được những hình ảnh chân thực nhất, mà không phải dùng ảnh sưu tập (buồn rớt 3 giọt nước mắt) hoặc lựa chọn kĩ lưỡng câu từ mà vẫn không sao lột tả hết được vẻ kinh hoàng đó. Bạn nên đọc thêm → FuSuSu là ai và làm sao để thành công trong thời đại cạnh tranh? Tôi cảm thấy mình vẫn còn may mắn chán sau cơn bão số 12 Có lẽ từ lâu tôi đã trở thành nô lệ của laptop và smartphone, tôi định tìm một quán cafe nào đó để sạc pin và tiếp tục công việc của mình. Thật may mắn cho tôi, sau khi đạp xe gần 30km loanh quanh thành phố, tôi phát hiện ra một sự thật: toàn thành phố mất điện! Chưa kể là điện thoại không gọi được, chắc cột phát sóng cũng tung bay rồi. Mãi tới tối, trong ánh đèn pin leo lét, tôi chợt nhớ ra cái điện thoại cục gạch của mình có đài Fm. Khi bật lên, tôi mới biết mình vẫn còn may chán, có những vùng 90% nhà tốc mái, 10% thì sụp hoàn toàn. Có những nhà không sụp vì bão, mà đỏ vì… sóng đánh thuyền bay cả vào nhà! Càng nghe các thông tin trên đài báo, tôi càng cảm thấy mình may mắn và cũng không khỏi xót thương những người giờ đây màn trời chiếu đất. Sau đợt này, khi có chương trình quyên góp ủng hộ nào đó, dù ít dù nhiều, nhất định tôi sẽ tham gia. Những bài học sau cơn bão số 12 bắt đầu lộ diện Bài học đầu tiên sau bão số 12 “Tam thất” không phải là mất tất. Vụ điện đóm thì quá rõ ràng rồi, tới thời điểm tôi viết Blog này thì một số khu vực đã có điện, còn tôi ở nơi xa xôi hẻo lánh nên chắc người ta ưu tiên… sửa sau. Chưa kể tôi được khuyến mại khoản mất nước nữa, chắc do máy bơm nước đuối, không đủ công suất đẩy tới nhà tôi. Mất điện, mất nước, mất nét… mới có “tam thất” thôi mà tôi cảm giác như mình mất tất cả vậy. Trong khi ngoài kia, nhiều người mới thật sự là mất tất cả: mất mùa màng, mất tài sản, mất nhà cửa, thậm chí mất người thân. Tôi thấy mình thật quá ích kỷ, đó là bài học thứ nhất. Bài học thứ hai sau bão số 12… tôi đã bị dòng điện nô lệ! Có thể nói điện là phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhưng càng hiện đại thì người ta càng phụ thuộc vào điện, và dần trở thành nô lệ của nó. Tôi để ý mình cứ đi lang thang trên đường, và hóng bất cứ chỗ nào có điện! Khi đi trên đường, tôi nhớ mãi một tấm biển được để gần một cái máy phát điện đang nổ xình xịch. Trên biển có ghi một dòng chữ mà tôi nghĩ người viết hẳn phải là một vị bồ tát. Trên biển có ghi, “Ở đây cho sạc điện thoại miễn phí.” (nếu có cái smartphone pin trâu nhất quả đất, chắc tôi sẽ chụp được, và thành ảnh hót đấy, haizz..) Tôi đã định tạt vào đó để sạc nhờ iPhone, nhưng lại thôi. Tôi nhận ra có lẽ mình đã bị dòng điện nô lệ rồi, và đây là cơ hội thoát khỏi nó. Tôi quyết định “tận hưởng” vài ngày không công nghệ sắp tới do bão số 12 đem lại, nghe đâu mấy trụ điện nổ như bom nên sẽ mất dài dài đây. Bài học thứ ba sau cơn bão số 12… Tôi đã lãng phí biết bao cảnh đẹp. Thông thường thì buổi tối tôi ít khi ra đường. Cả ngày đi lang thang tìm nơi thoáng gió và tập thể dục… trên bàn phím củng đủ mệt rồi. Tối đến nằm nghỉ, lướt face, đọc tin, xem phim, tắm rửa, tĩnh tâm chút rồi đi ngủ là hết ngày. Song khi “tam thất”, ngày như dài ra! Dù mới 5h30 chiều, nhưng cơn bão số 12 có vẻ làm trời cũng tối hơn. Tôi vẫn quyết định vác xác ra khỏi nhà, mặc dù cả ngày hôm nay tôi đạp xe mỏi nhừ chân rồi, nhưng nếu giờ mà ngồi nhà thì chắc chỉ có mỗi công việc là bật tắt cái đèn pin cho đỡ buồn! Bạn nên đọc thêm → Quẳng Ba-lô đi mà tiến! Tôi đã không hối hận. Khi đi ngang qua bãi biển… tôi được chứng kiến một cảnh thật phi thường. Tôi có cảm giác mình được thấy bình minh… vào buổi tối vậy. Song không phải là mặt trời, mà là mặt trăng! Ảnh chỉ có tính chất minh họa… Sau cơn bão, hình như trời đêm cũng sáng hơn bình thường… à mà không phải, là do đèn đường tắt ngóm nên mới sáng như thế. Tôi cũng có nghe nói tới tình trạng “ô nhiễm ánh sáng”, và giờ đây mới được chứng kiến tận mắt cảnh đẹp trời trăng sao khi không có đèn đường! Bài học thứ tư sau cơn bão số 12… Nét về làng, điện về xóm, cũng phiền… Phải hơn một ngày sau cơn bão, tôi mới thấy một khu phố có điện. Việc đầu tiên tôi làm cứ tưởng là mình sẽ sạc cái điện thoại, nhưng không ngờ lại là rút tiền. Lúc nhìn thấy khá nhiều người ở ATM gần đó, tôi mới nhận ra một hậu quả không lường trước khi mất điện: ATM khắp nơi sẽ không rút được tiền! Sau khi vào rút ít tiền để tiêu xài dịp bão (giá cả chắc chắn sẽ leo thang), tôi mới bắt đầu tìm quán cafe và bật điện thoại lên. Có khá nhiều người bạn tốt hỏi thăm liệu tôi có sống sót sau cơn bão không, thật tuyệt. Bên cạnh đó, cũng có một tin nhắn khiến tôi bực mình. Chi tiết tôi không tiện nói ở đây, nhưng điều quan trọng mà tôi chợt nhận ra lúc đó. Hình như khi mạng về làng, khi điện về xóm, là những vấn đề phiền nhiễu cũng bắt đầu quay trở lại thì phải? Tôi tắt điện thoại, đạp về nhà và tận hưởng nốt những ngày tháng an lành và “tam thất”: mất điện, mất nét… và sống lành mạnh: Ngủ từ 9h tối, thức dậy 4h sáng! Bão số 12 không chỉ quét sạch nhiều thứ trên đường nó đi, mà còn quét sạch cả bụi bặm trong tâm trí tôi… Tôi vẫn còn muốn viết nữa, có lẽ vẫn còn nhiều những bài học sâu sắc mà tôi sẽ rút ra khi ngẫm lại. Song một phần cái iPhone phát 3g cũng sắp hết pin, một phần là tôi cũng đã ngồi viết vài tiếng rồi, tôi muốn ra ngoài một chút. Hi vọng giờ này chợ vẫn còn chút đồ ăn (tôi đã quá bất cẩn khi không dự trữ đồ, haizz…) Tôi nghĩ mình sẽ thay đổi trong thời gian tới, bớt nô dịch cho công nghệ hơn, tận hưởng cuộc sống đích thực nhiều hơn, giúp đỡ người khác một cách trực tiếp nhiều hơn. Đầu tôi lúc này văng vẳng một câu nói trong một lời thề thành công, “Khoảnh khắc tuyệt nhất của đời người, nhiều khi sáng bừng lên chỉ bởi những việc nhỏ mà có ích.” Tôi sẽ ra ngoài, tôi sẽ đi nhiều hơn, tôi sẽ hành động nhiều hơn. Hành động đầu tiên là… đổi điện thoại. Có thể iPhone đẹp đấy, tiện đấy… nhưng hoàn toàn vô dụng với tôi trong mấy ngày vừa rồi. Tôi nhận ra trong mình cũng có một cơn bão khác, cơn bão của những thứ công nghệ gây nghiện, đang cám dỗ tôi mỗi ngày… Nên tôi sẽ không đổi sang iPhone X dù khuyến mãi hấp dẫn đến mấy, mà đã chọn con Smartphone pin trâu nhất quả đất này. Sau đó tôi sẽ đi ra ngoài thật nhiều, biết đâu tôi sẽ thấy ai đó cần giúp đỡ… một hành động tuy nhỏ thôi, nhưng có thể khiến tôi hạnh phúc, hơn là ngập mặt trong thế giới Online suốt ngày. Và biết đâu, chúng ta có thể gặp mặt nhau, chứ không chỉ là qua con chữ này, nếu tôi đi nhiều hơn, phải không?Nguon: Fususu. com
https://fususu.com/bao-so-12-smartphone-pin-trau/
No comments:
Post a Comment